Các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chú mèo cưng nếu không được kịp thời điều trị. Chính vì thế, tẩy giun cho mèo là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp bé mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh. Vậy nên sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo của nhãn hiệu nào? Có lịch tẩy giun cho mèo hay không và cách sử dụng thế nào sẽ mang hiệu quả tối ưu nhất? Trong bài viết dưới đây thư viện Pet sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả những thắc mắc này.
1. Thuốc tẩy giun Virbac exotral
Thành phần: Niclosamide, Levamisole
Liều lượng và cách dùng thuốc tẩy giun cho mèo Virbac exotral:
- 1 viên/5kg thể trọng, chủ nhân có thể cho bé mèo nhà mình uống trực tiếp hoặc trộn Virbac exotral cùng với thức ăn.
- Cần đặc biệt lưu ý những bé mèo con dễ bị tái nhiễm giun sán, vậy nên trong 2 tháng đầu thì nên cho bé uống đều đặn hàng tháng.
- Đối với mèo lớn thì để phòng tái nhiễm cần cho chúng sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo 3 – 4 lần/năm.
Giá bán Virbac exotral : 150.000 – 160.000 VNĐ/ vỉ 6 viên

Thuốc tẩy giun Virbac exotral
2. Thuốc tẩy giun sán cho chó mèo – Bio Rantel
Thành phần: Trong 1 hộp có 10 viên chứa các thành phần:
- Praziquantel
- Pyrantel Pamoate
Liều lượng và cách dùng thuốc tẩy giun cho mèo Bio Rantel:
- 1 viên sử dụng cho 4 kg thể trọng và chỉ dùng 1 liều duy nhất. Vì là dạng viên nên bạn có thể cho hoàng thượng nhà mình uống trực tiếp hoặc nghiền nhỏ rồi trộn với thức ăn của chúng.

Thuốc tẩy giun sán cho chó mèo – Bio Rantel
- Mèo con cần được tẩy vào lúc bé ở tuần tuổi thứ sáu, tám và mười hai. Sau đó đều đặn 3 tháng tẩy 1 lần.
- Mèo cái thì cần chắc chắn phải được tẩy giun trước lúc có mang, 10 ngày trước khi sinh và 3 tuần sau khi sinh.
- Mèo đực sẽ có chu kỳ sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo là 6 tháng tẩy một lần.
- Thuốc rất an toàn, dùng được cho cả chó lẫn mèo.
Giá bán Bio Rantel (Pyrantel Pamoate): 90.000 – 100.000 VNĐ/ vỉ 5 viên
3. Thuốc tẩy giun Merantel-L
Thành phần:
Một viên Merantel-L 250mg sẽ bao gồm những thành phần như:
- Mebendazol – 150mg
- Praziquantel – 37.5mg
Liều lượng và cách dùng thuốc tẩy giun cho mèo Merantel-L: Sản phẩm thuốc tẩy giun cho chó mèo Merantel-L cho chó mèo lớn có cân nặng trên 5kg, cụ thể:
- Mèo có thể trọng từ 5 – 9kg: 1 viên
- Mèo có thể trọng từ 10 – 19kg: 2 viên.
Giá bán Merantel-L: 12.000 – 15.000 VNĐ/ 1 viên lẻ

Thuốc tẩy giun Merantel-L
4. Thuốc tẩy giun Merantel – S
Thành phần:
Một viên Merantel-S 200mg gồm:
- Mebendazol – 100mg
- Praziquantel – 25mg
- Food Blue No1 lượng vừa đủ
Liều lượng và cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo Merantel – S:
- Sản phẩm thuốc tẩy giun cho chó mèo Merantel-L cho chó mèo nhỏ có cân nặng dưới 5kg.
- Ngày 1 lần, 1 viên trong 1 ~ 2 ngày.
Giá bán Merantel-S: 12.000 – 15.000 VNĐ/ 1 viên lẻ

Thuốc tẩy giun Merantel – S
5. Tẩy Giun Mèo Hanvet Sanpet
Thành phần: Mỗi viên chứa:
- Praziquantel – 50 mg
- Pyrantel pamoat – 144 mg
- Febantel – 150 mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên

Tẩy Giun Mèo Hanvet Sanpet
Liều lượng và cách dùng thuốc tẩy giun cho mèo Hanvet Sanpet:
- Cho mèo uống trước bữa ăn. Liều trung bình là 1 viên cho 10 kg TT.
- Mèo con tẩy vào 4, 6, 8 và 12 tuần tuổi, sau đó cứ 3 tháng tẩy 1 lần. Đối với mèo lớn thì cần sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo năm 2 lần. Mèo cái thì cần phải được tẩy giun trước khi giao phối, 10 ngày trước khi sinh và 4 tuần sau khi sinh.
Giá bán Hanvet Sanpet: 160.000 – 180.000 VNĐ/ 1 vỉ 10 viên
6. Thuốc tẩy giun cho mèo Interceptor
Interceptor là loại thuốc tẩy giun chỉ dùng cho mèo từ 8 tuần tuổi trở lên và không có cân nặng dưới 1kg. Nó có dạng viên nén nên bạn có thể cho chú mèo của mình uống trực tiếp hoặc nghiền vụn trộn vào thức ăn.

Thuốc tẩy giun cho mèo Interceptor
Đặc biệt, thuốc tẩy giun cho mèo Interceptor phù hợp nhất với tất cả các giống mèo nhỏ.
Giá bán Interceptor: 150.000 VNĐ
7. Thuốc tẩy giun cho chó mèo Revolution
Thuốc trị giun Revolution (Selamectin) là một loại thuốc theo đã được thông qua bởi bác sĩ thú y với công dụng tiêu diệt nhanh chóng giun sán ký sinh ở cơ thể mèo trong vòng 30 ngày sử dụng. Đồng thời loại thuốc tẩy giun cho mèo này cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các loại giun sán gây hại.

Thuốc tẩy giun cho chó mèo Revolution
Tất cả các giống chó mèo nhỏ trong khoảng 6 tuần tuổi đều phù hợp để sử dụng loại thuốc tẩy giun cho mèo này. Tuy nhiên bạn có thể tìm đến các bác sĩ thú y uy tín để được tư vấn kỹ hơn, đảm bảo sức khỏe cho chú mèo cưng của bạn.
Giá bán Revolution: 145.000 – 180.000 VNĐ
8. Vì sao cần tẩy giun cho mèo?
Có rất nhiều con đường mà các loại ký sinh trùng như giun, sán, bọ chét,… có thể thâm nhập và gây hại cho sức khỏe của mèo. Thông thường, các loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho mèo con thông qua sữa mẹ. Đối với những chú mèo trưởng thành thì có thể bị nhiễm qua trứng bọ chét hoặc tiếp xúc với các động vật khác. Giun tròn và sán dây là những giống mà ta sẽ thường xuyên bắt gặp chúng ký sinh trên cơ thể mèo.
Những loại ký sinh như giun, sán này nếu không được tiêu diệt kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chú mèo. Điều này là bởi giun có thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn của mèo nạp vào thông qua việc ký sinh ở dạ dày. Không chỉ thế giun cũng dễ lây qua người, chính vì vậy cần tẩy giun cho mèo đúng lịch để đảm bảo sức khỏe cho chú mèo cưng và cả chính bạn.
9. Dấu hiệu mèo bị giun, sán bạn cần biết
Khi hoàng thượng nhà bạn bị nhiễm giun, sán thì sẽ có thể xuất hiện những biểu hiện như sau:
9.1 Dấu hiệu qua phân mèo
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường các đoạn dây sán rõ rệt được thải ra ngoài theo phân. Thông thường những đoạn sán này sẽ có kích thước chỉ nhỏ như hạt gạo.
9.2 Mèo bị nôn mửa
Mèo bị nôn mửa cũng là một dấu hiệu nhận biết bởi tồn tại một số loại giun có thể gây kích thích đường ruột, điển hình có thể kể đến là giun đũa hay giun chỉ. Chúng sẽ khiến cho bé mèo của bạn xuất hiện tình trạng tiêu chảy và nôn mửa ra giun có hình dạng như sợi mì.
Bên cạnh đó, nôn mửa ngoài là triệu chứng của giun sán cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh khác. Chính vì thế, nếu bé mèo nhà bạn rơi vào tình trạng này thì hãy ngay lập tức đưa chúng đến các cơ sở thú y để kịp thời khám chữa.
9.3 Sút cân đột ngột
Việc bị nhiễm giun sán sẽ khiến cân nặng của chú mèo nhà bạn thay đổi nhanh chóng, sự sụt cân xảy ra rất rõ rệt. Tùy thuộc vào số lượng giun sán đang ký sinh trong cơ thể mà cân nặng của bạn sẽ sút nhanh hoặc chậm.
9.4 Thiếu máu
Mèo sẽ thường có triệu chứng thiếu máu khi bị giun sán, và lẽ dĩ nhiên chuyện này sẽ kéo theo những ảnh hưởng khác tới cơ thể của mèo như có biểu hiện nhợt nhạt ở nướu hay lợi. Tuy nhiên, thiếu máu cũng có thể do nguyên nhân khác, vì vậy bạn nên đưa chú mèo của mình tới gặp bác sĩ thú y để có được chẩn đoán chính xác nhất.
10. Các loại giun sán mèo hay mắc phải
Có vô vàn các loại ký sinh trùng đường ruột gây hại cho mèo mà bạn cần tiêu diệt. dưới đây là một số loại giun mèo hay mắc phổ biến nhất:
- Giun tròn: Đây là loại phổ biến nhất bên cạnh sán dây. Chúng có thể lây truyền quá quá trình nuôi dưỡng bằng cách ăn động vật bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh của động vật khác.
- Sán dây: Hình dáng cơ thể sán dây ở mèo là phân đoạn dài và phẳng, kích thước có thể lên tới tới 5 cm. Nếu mèo gặp hoặc ăn phải vật chủ đang mang trứng sán dây thì sẽ rất dễ dàng bị loại sán này ký sinh trên cơ thể.

Giun tròn và sán dây là hai loại giun mèo hay mắc phải
- Giun móc: Đây được biết đến là là loài giun nhỏ nhất trong tất cả các giống giun phổ biến mà mèo bị nhiễm phải. Ruột non sẽ là nơi chúng thường trú ngụ và hút máu, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu ở mèo gây đe dọa đến tính mạng chú mèo nhà bạn. Giun móc được truyền qua phân, và có thể lây nhiễm cho động vật và người khác.
- Giun đại tràng: Hay còn được biết tới với cái tên là Whipworms. Đây là một loại giun ký sinh ở mèo, dài khoảng ¼ và nằm trong manh tràng và đại tràng. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai cơ quan này, theo đó sức khỏe của bé mèo cưng cũng sẽ suy giảm.
- Giun ký sinh trong tim và phổi: Tim và động mạch phổi sẽ là nơi loài giun này lựa chọn sinh sống. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được chúng nếu như phát hiện kịp thời, tuy nhiên trong trường hợp chậm trễ sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của mèo. Loại giu này lây truyền qua những con muỗi bị nhiễm bệnh và di cư khắp cơ thể trong khoảng 6 tháng trước khi cuối cùng được nghỉ ngơi, hệ thống tuần hoàn sẽ là nơi chúng dừng chân.
11. Lịch tẩy giun cho mèo con
Vậy nên tẩy giun cho mèo vào thời điểm nào? Khi sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo con thì điều đầu tiên bạn cần biết là với mỗi giai đoạn và độ tuổi của mèo sẽ có tần suất tẩy khác nhau.
11.1 Mèo con từ 3 đến 8 tuần tuổi
Cần sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo con lần đầu tiên vào 3 tuần tuổi. Tiếp đó khi chú mèo đã 5 và 7 tuần tuổi thì tiến hành tẩy giun lần nữa.
11.2 Mèo từ 2 đến 6 tháng tuổi
Nên xổ giun cho chúng 1 tháng/ lần. Cứ thể liên tục xổ giun đều đặn hàng tháng cách cho tới khi chúng được 6 tháng tuổi.
11.3 Mèo trên 6 tháng tuổi
Khi mèo được 6 tháng tuổi đã cứng cáp hơn rất nhiều, ta sẽ giảm tần suất xuống thành 2 – 3 tháng xổ giun 1 lần.
11.4 Mèo trưởng thành trên 1 tuổi
Khi mèo đã trưởng thành trên một tuổi thì bạn chỉ cần định kỳ 6 – 12 tháng sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo. Hãy giữ chu kỳ này đều đặn cho tới ngày chúng mất. Mèo thường mắc nhiều loại giun sán vì vậy việc tẩy giun định kỳ là điều cực kỳ cần thiết.
12. Cách tẩy giun cho mèo
Việc tẩy giun sán cho mèo đúng chu kỳ ngay từ khi còn nhỏ là điều nhất định phải làm để đảm bảo cho chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh. Có rất nhiều con đường để giun sán có thể tấn công hoàng thượng, sau đây là vài cách tẩy giun cho mèo cũng như những điều cần lưu ý:
- Trước khi tiến hành sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo, bạn nên để bé nhà mình nhịn ăn nửa buổi để có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Sau khi mèo ngủ dậy cũng đủ qua một thời gian dài rồi, lúc này bạn cho chúng uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất.
- Có hai cách để sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo đó là nhét thuốc trực tiếp vào miệng chúng hoặc tán nhuyễn trộn vào thức ăn ngon như pate để dụ mèo ăn. Đặc biệt lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc để lấy ra lượng thuốc vừa đúng vừa đủ.
- Vì mới sổ giun nên bạn hãy tạm thời giảm khẩu phần ăn của bé mèo nhà mình, qua ngày hôm sau thì có thể ăn uống lại bình thường. Nếu mèo của bạn có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho mèo ăn sau khi sổ giun.

Cách tẩy giun cho mèo
13. Cách phòng ngừa giun, sán cho mèo hiệu quả
Khi mèo bị giun, sán mà không được dùng thuốc tẩy giun mèo kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mèo cưng. Tuy nhiên chữa bệnh không bằng phòng bệnh, chủ nhân hoàn toàn có thể phòng ngừa giun, sán cho mèo hiệu quả theo một số cách dưới đây:
- Nên để chú mèo nhà bạn thường xuyên dùng thuốc ngừa ký sinh trùng. Tuy nhiên không nên tùy tiện dùng chúng nếu chưa có quá nhiều thông tin về cách sử dụng, bạn có thể nhờ các bác sĩ thú ý tư vấn thêm.
- Một số loại thuốc như Selamectin có tác dụng trong đề phòng nhiều loại bọ chét, giun chỉ, giun móc, giun đũa và các ký sinh trùng khác.
- Hộp cát vệ sinh của mèo chính là một nơi dễ lây lan giun, sán nếu không được dọn dẹp thường xuyên. Chính vì vậy, chủ nuôi cần tích cực dọn sạch khay đựng cát vệ sinh để bé mèo luôn khỏe mạnh. Cách đơn giản nhất để làm công tác vệ sinh là bạn dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát.
14. Những trường hợp không nên xổ giun cho mèo?
Việc sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo đúng thời điểm là rất quan trọng, tuy nhiên chú mèo cưng nhà bạn cũng phải đảm bảo được điều kiện sức khỏe nhất định, nếu không thì tránh xổ giun cho chúng. Có thể kể đến những trường hợp không nên dùng thuốc tẩy giun cho mèo mà bạn nên lưu ý như:
- Mèo đang trong giai đoạn bệnh, mệt mỏi, biếng ăn.
- Mèo đang trong giai đoạn thai kỳ.
- Nhiệt độ lạnh hoặc quá nóng cũng không nên xổ giun.
Tìm hiểu thêm: Cát vệ sinh cho chó: Cách chọn và sử dụng cát cho chó đi vệ sinh
Có thể thấy, dù bạn có chăm sóc chú mèo cưng của mình kỹ càng đến đâu thì vẫn tồn tại khả năng chúng bị nhiễm giun sán. Chính vì vậy, hãy để bé cưng nhà bạn định kỳ sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo để giữ cho bé mèo nhà bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh.