Giới thiệu chó chăn cừu nguồn gốc, phân loại, giá bán, cách nuôi

Chó Corgi nấm lùn cute

Chó chăn cừu là giống cún có nguồn gốc từ xứ lạnh như Đức, Úc,…Chúng thường có đặc điểm ngoại hình dễ thương và nét tính cách hài hước, năng động và hoạt bát. Do đó, chúng được rất nhiều người săn đón và ưa chuộng, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. Hãy cùng Thư Viện Pet theo dõi bài viết dưới đây để đánh giá chi tiết về loài chó siêu đáng yêu này ngay.

Tìm hiểu về giống chó chăn cừu

Hiện nay, những giống cún chăn cừu đang được săn đón và ưa chuộng bởi giới trẻ. Điểm nổi bật của loài chó này là vẻ ngoài đáng yêu cùng tính cách năng động, hoạt bát, dễ bảo. Cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc ra đời và phân loại chó cảnh chăn cừu phổ biến nhất dưới đây. Cụ thể:

Nguồn gốc chó chăn cừu

Chó chăn cừu là giống chó sau khi được sinh ra, chúng sẽ được con người huấn luyện và nuôi dưỡng với mục đích để chăn dắt những bầy gia súc lớn như cừu ở các nông trại trên vùng đồi, cao nguyên. Chúng còn được gọi là loài chó săn cừu thông minh trên thảo nguyên.

Chó chăn cừu có nguồn gốc từ các nước xứ lạnh

Chó chăn cừu có nguồn gốc từ các nước xứ lạnh

Mỗi giống chó thuộc loại chăn cừu đều có tên gọi và nguồn gốc, lịch sử khác nhau nhưng chung quy bọn chúng đều có tác dụng là giúp đỡ người dân trông nom gia súc, gia cầm tại những nông trại. 

Nhưng hiện nay với nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ đã khiến chó cảnh chăn cừu được nuôi dưỡng với mục đích chính là làm thú cưng nhiều hơn, được chơi và bây nhảy trong từng hộ gia đình và ít làm việc như trước hơn. 

Thậm chí trong số chúng còn có một vài giống chó được xuất hiện nhiều trong những rạp xiếc thú. Tuy hiện nay chúng không còn được huấn luyện bài bản như trước nhưng loài chó này vẫn giữ được bản chất chăn dắt đặc biệt của mình. 

Nhờ tính cách ôn hòa, thân thiện lại thông minh, dễ huấn luyện nên giúp nhiều chủ nuôi cảm thấy yên tâm hơn khi để chúng làm thú cưng của mình. Vậy chần chờ gì mà không sắm ngay một em cho riêng mình nào?

Phân loại chó chăn cừu

Phân loại những chú chó cảnh chăn cừu phổ biến được nhận nhiều sự quan tâm nhất của mọi người. Bạn hãy theo dõi để đọc chi tiết cụ thể về nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình,…của chúng dưới đây.

Chó chăn cừu Đức (Becgie)

Chó Becgie thuộc giống cún chăn cừu của Đức rất phổ biến và được ưa chuộng và trở thành phần không thể thiếu tại quân đội. Chúng còn là cánh tay phải đắc lực khi được lựa chọn để huấn luyện làm chó nghiệp vụ. 

Chó chăn cừu Đức (Becgie) phổ biến

Chó chăn cừu Đức (Becgie) phổ biến

Ngoại hình chó Becgie có vóc dáng cao ráo, khỏe mạnh cùng hàm răng cực kỳ sắc bén và sở hữu trí thông minh vượt trội. Ngoài ra nếu được huấn luyện bài bản chúng sẽ phát huy được hết khả năng của bản thân mình. 

Tuy nhiên nếu chúng cảm giác đang gặp nguy hiểm, theo bản năng chúng sẽ phản kháng tự vệ bản thân và cắn người. Cho nên người nuôi cần quan sát cẩn thận những hành vi của chúng, nhất là khi trong nhà có trẻ em.

Chó chăn cừu Border Collie

Chó Border Collie có nguồn gốc xuất xứ từ Scotland và là một trong ba nhánh chó thuộc dòng chó Collie. Ngoại hình chó Border Collie khá cân đối và sáng sủa kết hợp cùng bộ lông dài óng mượt, đôi mắt tinh anh và vẻ mặt đầy nghiêm nghị. 

Chó chăn cừu Border Collie vẻ mặt uy phong

Chó chăn cừu Border Collie vẻ mặt uy phong

Ngoài ra, giống chó này còn được công nhận là một trong những loài chó thông minh nhất trên thế giới. Với sự thông minh vượt trội không những giúp chúng đạt được khả năng học hỏi nhanh mà còn rất khéo léo, linh hoạt. Do đó, giống chó này rất được ưa chuộng và cũng được các rạp xiếc lựa chọn.

Chó Corgi

Chó chăn cừu Corgi là giống chó có nguồn gốc từ Pembrokeshire, xứ Wales. Điểm đặc biệt của Corgi so với những giống cún chăn cừu khác là chúng sở hữu vẻ ngoài đáng yêu, chân ngắn, mông to làm nhiều người yêu chó bị đốn tim. 

Không những thế, chú chó chân ngắn này còn rất thông minh và nhanh nhẹn, đó cũng là lý do mà chúng thuộc những giống chó được làm việc tại nông trại với khả năng có thể giám sát các bầy gia súc cho chủ nhân. 

Chó Corgi nấm lùn cute

Chó Corgi nấm lùn cute

Sau khi chúng được du nhập vào Việt Nam, với ngoại hình nhỏ nhắn cùng tính cách lanh lợi, đáng yêu của chó Corgi đã lập tức làm mưa làm gió giới thú cưng một khoảng thời gian dài cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chó chăn cừu Úc thuộc Australian Shepherd hoặc Aussie

Chó chăn cừu này được du nhập vào Úc khoảng thế kỷ XIX và chúng có nguồn gốc từ Mỹ. Australian Shepherd khá giống với chó Becgie khi cũng là một giống chó cực kỳ phổ biến. Ngoại hình của chúng sở hữu đặc điểm nổi bật với thân hình chắc khỏe, trí thông minh và sự nhanh nhạy nên việc huấn luyện chúng rất dễ dàng. Nhưng thay vì được sử dụng trong quân đội kỷ luật thì chúng được mệnh danh là lực lượng cần thiết giúp dân canh gác trang trại hay canh giữ trẻ em, người già.

Chó chăn cừu Úc giúp canh gác trang trại

Chó chăn cừu Úc giúp canh gác trang trại

Những màu lông phổ biến ở chó chăn cừu

Thông thường những màu lông của cún cảnh chăn cừu cũng rất đa dạng bởi vì chúng có rất nhiều giống loài có nguồn gốc và lịch sử khác nhau. Điểm danh một số màu lông phổ biến ở giống chó này bao gồm nâu sẫm, đen, trắng, socola,…

Đặc điểm ngoại hình chó chăn cừu

Chó chăn nuôi được nuôi dưỡng và huấn luyện nhằm mục đích kiểm soát bầy gia súc cho những trang trại, nông trại. Cho nên những giống chó này thường sẽ có một thân hình khỏe khoắn, cân đối cùng đôi mắt sắc bén cực kỳ dũng mãnh. 

Thân hình cún cân đối, khỏe mạnh

Thân hình cún cân đối, khỏe mạnh

Nhưng ngoại lệ đó chính là những giống chó lùn như Corgi khi sở hữu thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu. Nhưng không vì thế mà nó trở thành nhược điểm, bởi ngoại hình này càng khiến mọi người thích chúng hơn.

Đặc điểm tính cách

Nét tính cách không lẫn vào đâu được là những chú chó chăn cừu sẽ có sự hoạt bát, tinh nghịch và rất thân thiện với con người. Bên cạnh đó, chúng còn được biết đến với trí thông minh vô cùng ưu việt cùng với sự nhanh nhẹn nhưng đôi khi lại có chút bướng bỉnh.

Cách nuôi chó chăn cừu

Trước khi sắm một em cún về nhà, bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức cách nuôi dưỡng giống chó này một cách khỏe mạnh. Điểm ưu tiên là thức ăn cho chúng. Hãy tìm hiểu dưới đây ngay nào:

Thức ăn của chó chăn cừu

Trong mỗi bữa ăn của giống chó chăn cừu thì người chủ nuôi phải cung cấp đủ lượng thức ăn và chất dinh dưỡng, lượng nước vì chúng thường xuyên hoạt động chạy, nhảy rất nhiều. Các chất protein và một ít chất béo là thành phần không thể thiếu để bổ sung cho một chú cún khoẻ mạnh. 

Ví dụ thịt bò, thịt gà, thịt heo,… Và các chất xơ như cà rốt, bông cải,… Các chất chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, cơm,… Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất như rau củ, trái cây,…

Vệ sinh và chăm sóc đúng cách chó chăn cừu

Chó chăn cừu nên được tắm rửa hằng ngày hoặc ít nhất là 3 đến 4 lần trong một tháng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám trên da và bộ lông dài. Điều này giúp cơ thể chúng được sạch sẽ, thơm tho và ít bị các vấn đề bệnh về da nguy hiểm.

Tắm và vệ sinh cho cún hằng ngày

Tắm và vệ sinh cho cún hằng ngày

Ngoài ra, các chủ nuôi nên cho chúng hoạt động và tập thể dục thường xuyên như dẫn đi dạo ở các công viên hay những nơi có sân rộng rãi để chúng có thể thỏa sức chạy nhảy, vui chơi tránh các bệnh về tâm lý gây ù lì, chậm chạp, thậm chí là trầm cảm.

Những vấn đề thường gặp về sức khoẻ chó chăn cừu

Vốn sở hữu một thân thể cùng sức khoẻ vô cùng tốt nhưng những chú cún chăn cừu vẫn bị mắc các vấn đề về sức khỏe thường gặp như:

Bị sốc nhiệt: Hầu như những chú chó thuộc giống chăn cừu đều có nguồn gốc xuất xứ lạnh nên rất dễ bị sốc nhiệt khi được du nhập vào các nước có mùa khí hậu nắng nóng như Việt Nam. 

Dấu hiệu nhận thấy chú chó của bạn đang bị sốc nhiệt chẳng hạn như thở gấp, khò khè, thè lưỡi liên tục, nghiêm trọng hơn là bất tỉnh, mất nhận thức hoàn toàn. 

Do đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị chủ nuôi nên hạn chế đưa cún của mình ra ngoài trời giữa trưa nắng hoặc những khu vực có nhiệt độ nắng nóng quá cao.

Bệnh viêm dạ dày, đường ruột: Nhất là vào mùa hè và thời tiết nóng ẩm thì đây chính là mùa bệnh của các triệu chứng đường tiêu hoá của cún chăn cừu. Các triệu chứng mà bạn có thể nhận biết ở chú chó khi mắc phải là chúng ăn ít dần và bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy liên tục. 

Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì có thể gây tử vong. Cho nên bạn nên chó cún nhà bạn ăn những thực phẩm sạch và được nấu chín kỹ và thực hiện tẩy giun định kỳ mỗi năm cho chúng.

Những vấn đề về thường gặp về sức khoẻ chó chăn cừu 

Những vấn đề về thường gặp về sức khoẻ chó chăn cừu

Bệnh xương khớp: Nguyên nhân là vì chúng thường hay hoạt động chạy nhảy và vận động nhiều. Cho nên người nuôi nên huấn luyện và kiềm lại chúng hoạt động quá nhiều tránh trường hợp chúng vui đùa quá hăng và dẫn đến bị mỏi, đau chân. 

Điều này rất nguy hiểm vì để thời gian lâu sẽ gây ra các bệnh về xương khớp làm ảnh hưởng đến tuổi thọ lâu dài của cún nhà bạn. Cho nên cách hạn chế chúng hoạt động bằng cách chỉ đi dạo đủ thời gian trong một ngày.

Lưu ý khi nuôi chó chăn cừu

Điều bạn cần lưu ý khi nuôi chó chăn cừu là bạn nên cho chúng tiêm vacxin và tẩy giun theo đúng định kỳ mỗi năm. Kèm theo là bạn có thể thường xuyên thay đổi khẩu vị và lượng thức ăn cho cún phù hợp theo từng trọng lượng và hoạt động bay nhảy của chúng. 

Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y về thực đơn của giống chó này nếu cần. Bởi vì giống chó thuộc chăn cừu rất hoạt bát ưa bay nhảy nên hãy để chúng ra ngoài chơi mỗi ngày, nô đùa, vui chơi để thoả mãn tinh thần tránh các nguy cơ tinh thần trầm cảm ở cún.

Kinh nghiệm mua chó chăn cừu

Ngoài ra, bạn có thể trang bị cho bản thân một số kiến thức chẳng hạn như tham khảo bảng giá bán của cún và những lưu ý khi mua để tránh trường hợp bị mất tiền oan. Mà những lưu ý quan trọng đó được gói gọn phía dưới đây như sau:

Kinh nghiệm cần thiết trước khi mua chó chăn cừu

Kinh nghiệm cần thiết trước khi mua chó chăn cừu

Bảng giá chó chăn cừu

Tùy vào giống chó và nguồn gốc, xuất xứ thì giá thành của chúng sẽ dao động khác nhau như:

  • Những chú chó Becgie chưa được phổ biến ở Việt Nam thì sẽ có giá thành khá cao, khoảng từ 10 – 40 triệu một con. 
  • Chó chăn cừu Úc – Australian Shepherd tùy giống thuần chủng hay xuất xứ thì có giá thành khoảng 1200 – 2000$,… 
  • Chó Corgi ở Việt Nam rất phổ biến nên giá thành sẽ khá mềm chỉ với từ 8-10 triệu được phối giống ở Việt Nam là bạn có thể sở hữu một con chó riêng mình. Ngoài ra, nếu nhập từ trại Thái Lan thì chúng sẽ có giá thành đắt hơn là 25-30 triệu một con. Và những chú được nhập khẩu từ Châu Âu thì giá lên đến 2000$-2500$ một con.

Lưu ý khi mua chó chăn cừu

Những lưu ý khi mua cho mình một chú cún chăn nuôi khi chẳng may xảy ra sự cố khi mua bán. Đầu tiên bạn nên tìm mua thú cưng ở những nơi uy tín và có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. 

Lưu ý khi mua chó chăn cừu để tránh mất tiền oan

Lưu ý khi mua chó chăn cừu để tránh mất tiền oan

Thư Viện Pet sẽ là địa chỉ uy tín là lựa chọn tối ưu nhất. Tại đây đảm bảo về giấy tờ, chất lượng của sản phẩm khi giao tận tay đến khách hàng. Ngoài ra, bạn cần phải cẩn thận mua hàng online hay những người bán cố tình lừa đảo, ảo giác khiến người mua vừa mất tiền lại không nhận được chó.

Tạm kết

Trên đây là thông tin tổng thể về giống chó chăn cừu nguồn gốc, phân loại, cách nuôi dưỡng, chăm sóc và giá bán như thế nào? Đây là những điều cần thiết cho người mới và đang có ý định tậu về cho bản thân một chú cún siêu đáng yêu và thông minh này. Hy vọng sau bài viết của Chúng Tôi sẽ mang lại cho người yêu mến thú cưng có được một cẩm nang siêu chi tiết về giống chó này.

 

5/5 - (6 bình chọn)

Bạn nên xem

Mai trang

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp kiến thức, bí quyết làm đẹp , review mỹ phẩm và xu hướng trang điểm danh cho phụ nữ hiện đại. Đây là công việc mang lại niềm vui, trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống của tôi.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem

    :